By NGUYÊN HÙNG
ANNA AKHMATOVA
Đại diện cuối cùng của “thế kỷ bạc” trong nền thi ca Nga
Tachiana Sinhitsyina
LƯU HẢI HÀ dịch
Bốn
mươi năm trước đây ngày 5 tháng 3 năm 1966 Anna Akhmatova nhà thơ
Nga vĩ đại đã qua đời. Bà gọi trái tim mình là “đã thủng lỗ” từ những
năm còn trẻ tuổi. Cuộc đời đã dành cho người phụ nữ này rất nhiều đau
khổ tinh thần đủ để tiêu diệt bất kỳ người nào. Nhưng số phận đã gìn
giữ Anna Akhmatova gần 77 năm. Tất nhiên là gìn giữ cho những dòng chữ
quý báu mà tài năng của bà đã phản xạ trên giấy.
Cái chết của
Anna Akhmatova đã dừng chiếc đồng hồ của “thế kỷ bạc” trong thi ca Nga
lại. Bà là người đại diện cuối cùng của thời kỳ rạng ngời này của văn
học Nga thời kỳ bắt nguồn từ nửa sau của thế kỷ XIX. “Có thế kỷ vàng
và thế kỷ bạc của nghệ thuật. Cả trong thế kỷ vàng cũng như thế kỷ bạc
đều có những con người xứng đáng với nhau. Và cũng chưa chắc gì những
người thuộc thế kỷ vàng là những người khác với những người thuộc thế
kỷ bạc” – nhà thơ Nhicôlai Otsup năm 1933 đã xác định rất chính xác hai
hiện tượng ấy của văn hóa Nga như thế. Anna Akhmatova thuộc về thế hệ
tuyệt vời ấy của các nhà thơ Nga.
More...
By NGUYÊN HÙNG
FEDOR SOLOGUB:
“Nước Nga ơi tôi vẫn ngợi ca Người!”
NGỌC BẢO - NGUYÊN HÙNG
Dẫu
kiệt sức trong nỗi sầu u uất
Nước Nga ơi tôi vẫn ngợi ca Người
Nào có
nơi đâu trên trái đất
Thân thiết hơn Người ôi Tổ quốc tôi!
Nhà
văn Nga Fedor Sologub có tên thật là Fedor Kuzmich Teternikov
(1863–1927). Sinh ngày 17 tháng 2 (1 tháng 3) năm 1863 tại Xanh
Peterburg. Cha nhà văn là con ngoài giá thú của địa chủ vùng Poltava
một nhà quý tộc sau khi chế độ chủ nô bị bãi bỏ trở thành thợ may ở thủ
đô. Cha ông mất vào năm 1867 mẹ ông buộc phải vào làm con hầu trong
một gia đình trung lưu. Gia đình này có truyền thống yêu thích nhà hát
âm nhạc đọc sách và nhờ thế Sologub cũng sớm được tiếp xúc với sách
vở. Căn cứ vào Bản lý lịch sơ lược (1915) do vợ ông soạn và chính ông
đã xem lại thì "Trong số các cuốn sách đầu tiên được đọc qua ấn tượng
sâu sắc nhất là các nhân vật Robinson Vua Lia và Don Kihote... Những
cuốn sách ấy đối với Sologub gần như một loại sách kinh". Có ảnh hưởng
không kém là các tác phẩm của V.G. Belinski ("Rất cảm động và lôi
cuốn") ông đã đọc toàn bộ tác phẩm của nhà văn này từ tuổi vị thành
niên và sau đó là N.A.Dobroliubov và D.I. Pisarev. Ông gần như thuộc
lòng toàn bộ các tác phẩm của N.A. Hekrasov tuy nhiên lại không thích
Puskin và Lermontov mấy. Sự nghiệp sáng tác của Sologub chịu ảnh hưởng
sâu sắc của Nekrasov X.Ya. Nadson và N.M. Minski.
More...
By NGUYÊN HÙNG
Nhân dịp ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10 xin giới thiệu:
PHÁI ĐẸP DỊCH THƠ “PHÁI YẾU”
NGUYÊN HÙNG
Trong
loạt bài đã đăng ở thư mục “Gương mặt nhà thơ” chúng tôi đã có dịp
giới thiệu một số gương mặt thi ca Nga và các tác phẩm thơ của họ qua
bản dịch của các thành viên NNN. Đó là thơ của Anna Akhmatova
Olga Bergol Raxul Gamzatov Boris Pasternak Andrei Voznesensky
Robert Rozhdevensky Nikolay Rubtsov Marina Xvetaeva Veronika
Tushnova…
Qua
đó có thể nhận thấy rằng các nữ thi sỹ Nga giữ một vị trí rất đáng kể
trong lòng độc giả yêu thơ Việt Nam nói chung và các thành viên http://www.nuocnga.net (NNN) nói
riêng. Và cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng về khả năng chuyển tải
thơ Nga ra tiếng Việt thì phái yếu của NNN cũng tỏ ra là một lực lượng
hùng hậu bao gồm những dịch giả có vốn tiếng Nga thật phong phú như Quỳnh Hương Thu Hương Lưu Hải Hà Bạch Dương…
Và
điều đáng nói các bản dịch của NNN thường được thực hiện trong “chớp
nhoáng” nhưng chất lượng không hề tồi. “Tam ca 3H” Quỳnh Hương Hải
Hà Thu Hương vốn tự nhận là “trường phái dịch thơ 5 phút” “thơ dịch
mì ăn liền” nhưng trên thực tế các bản dịch thơ do họ thực hiện đều
lột tả được sắc thái tình cảm đầy nữ tính của bài thơ gốc. Chúng ta thử
lướt qua một số đoạn trong các bản dịch để cảm nhận sự tinh tế của họ
nhé:
More...
By NGUYÊN HÙNG
ANNA AKHMATOVA
VỚI TRÁI TIM KHÔNG TRÓI BUỘC
NGUYÊN HÙNG - BẠCH DƯƠNG
Anna Akhmatova
(1889-1966) sinh ra và lớn lên trong gia đình một đại úy hải quân tại
Bolsoi Fontan gần thành phố Odessa. Năm 1890 lúc mới lên một Anna theo
gia đình chuyển nhà về Pavlosk và một năm sau lại chuyển đến Hoàng
Thôn một trung tâm văn hóa nổi tiếng gần kinh đô Peterburg thời bấy
giờ.
Năm hăm mốt tuổi Anna Akhmatova trở thành vợ của nhà thơ N.Gumilov.
Từ đầu những năm 20 Anna đã là nhà thơ nữ nổi tiếng trên thi đàn
Xô-viết. Thơ Anna được lưu truyền rộng rãi khắp nước Nga được những
người dân Nga bình thường yêu thích tìm đọc và thuộc lòng nhiều bài.
Nhưng cuộc đời của nữ sĩ đã trải qua hai lần biến cố. Lần đầu thì chồng
bà nhà thơ N. Gumilov bị kết tội chống chính quyền Xô-viết và bị lãnh
án tử hình. Lần thứ hai chính Anna bị lên án trong một nghị quyết về
tạp chí Ngôi sao và Leningrad; theo đó vào năm 1946 bà bị khai trừ ra
khỏi Hội nhà văn Liên Xô. Mãi 7 năm sau tức vào năm 1953 bà mới được
tái gia nhập Hội Nhà văn Liên Xô. Và đến tận năm 1988 tức sau 42 năm
thì danh dự của Anna Akhmatova mới được khôi phục bằng một nghị quyết
khác của TƯ Đảng CSLX phủ nhận nghị quyết sai lầm của năm 1946.
More...
By NGUYÊN HÙNG
F. I. CHUTTREV:
“Anh gặp lại em và cả thời dĩ vãng…”
LƯU HẢI HÀ
Nhà
ngoại giao trẻ 19 tuổi Fedor Ivanovich Chuttrev được giao công vụ ở
Bavaria (Đức). Ở đó anh đã làm quen với một thiếu nữ 16 tuổi xinh đẹp
cô Amaliya Lerchenfeld. Họ cũng nhau đi dạo dọc bờ sông Đa nuýp cũng
ngắm phong cảnh xung quanh và dưới ảnh hưởng của những cảm xúc mà nàng
Amaliya tuyệt đẹp gợi nên nhà thơ đã viết một bài thơ mà sau này
N.A.Nekrasov đã gọi là một trong những bài thơ trữ tình Nga hay nhất.
Anh nhớ lại quãng thời gian vàng ngọc
Vùng đất đẹp tươi con tim đã mến yêu
Chung bước bên nhau trời ngả về chiều
Trong bóng râm ồn ào sông Đa nuýp
Nơi mảnh vỡ của tòa lâu đài cổ
Em đứng nhìn xa về phía chân trời
Trên đồi cao như một nàng tiên nữ
Bên đá hoa cương rêu phủ xanh rồi
Em vô tư nhìn phía xa tít tắp
Một khoảng trời dần tắt nắng khói mờ
Ngày cháy nốt và dòng sông sôi động
Hát vang hơn nơi tối sẫm đôi bờ
Và em lại vô tư vui vẻ
Tiễn một ngày hạnh phúc đi xa
Và chiếc bóng của cuộc đời sôi động
Ngọt ngào bay trên tóc hai ta.
(Lưu Hải Hà dịch)
More...
By NGUYÊN HÙNG
Vladimir Nabokov -
MỘT GƯƠNG MẶT VĂN CHƯƠNG ĐẶC BIỆT
(Bài đã đăng tạp chí Tài Hoa Trẻ)
NGUYÊN HÙNG
Trong lịch sử văn học thế kỷ 20 Vladimir Nabokov
giữ vị trí độc nhất vô nhị là tác giả viết giỏi đồng thời bằng hai thứ
tiếng: Nga và Anh. Sinh ra ở nước Nga ông luôn mang theo mình những
hồi ức về quê hương thể hiện chúng qua hàng chục tác phẩm thuộc nhiều
thể loại khác nhau và xứng đáng trở thành một trong những gương mặt
hàng đầu của nền văn học Nga. Đồng thời ông cũng được coi là nhà kinh
điển của nền văn xuôi Mỹ hiện đại là người mà các nhà văn “bản xứ” như
K.Wonnegut J. Bart T.Pinchon T.Sazern tôn vinh là vị tiền bối gần
gũi của mình. Với mảng tác phẩm được viết bằng Anh ngữ dường như
Nabokov là nhà văn được sinh ra ở bên kia bờ Đại Tây Dương chứ không
phải là một người con của nước Nga.
Có thể nói rằng
Vladimir Nabokov đang giữ một giá trị sáng tạo kỷ lục; và điều đó chứng
tỏ một điều rằng “xuất xứ của nhà văn chỉ là điều thứ yếu sự nghiệp
sáng tạo của anh ta mới là tờ giấy thông hành đích thực”. Với những
đóng góp to lớn của mình cho nền văn học thế giới năm 1974 Vladimir
Nabokov từng được đề cử xét tặng thưởng giải Nobel về văn chương cùng
với Graham Greene và Saul Bellow.
More...
By NGUYÊN HÙNG
Andrei Voznesensky
KIẾN TRÚC SƯ CỦA THƠ NGA HIỆN ĐẠI
(Bài đăng tạp chí Tài Hoa Trẻ số 424 ngày 21-6-2006)
NGUYÊN HÙNG
Andrei Voznesensky là nhà thơ
độc đáo và tài năng. Ông vốn là người có ý thức về thời đại là người mang tham
vọng về tính đa trị của hình tượng là nhà thơ đầy chất trữ tình. Sự nghiệp
sáng tạo của ông được đặc trưng bởi những sự kết hợp cô đọng và lối ẩn dụ
phóng đại với vốn tân ngữ phong phú. Ông không giống bất kỳ một nhà thơ nào
khác. Voznesensky là người làm việc nhiều nghiêm túc và đã xuất bản hơn mười
tập thơ.
More...
By NGUYÊN HÙNG
Cheslav
Milos
Lương tri và bản sắc tâm hồn
Ba Lan
(Bài đăng tạp chí Tài Hoa Trẻ số 420 ngày 17-5-2006)
NGUYÊN HÙNG
Nền thơ ca Ban
Lan từng được rạng danh thế giới nhờ hai giải thưởng Nobel về văn học vào những
năm cuối thế kỷ XX: 1980 là nhà thơ nhà văn kiêm dịch giả Cheslav Milos và
mười sáu năm sau 1996 là nhà thơ Vislav Shymborsky (1996). Đây là hai nhà thơ
hàng đầu của Ba Lan và của nền thơ ca thế giới. Trong phạm vi bài viết này
chúng tôi xin giới thiệu vài nét về chủ nhân giải thưởng Nobel văn học năm
1980 nhà thơ Ba Lan Cheslav Milos.
More...
By NGUYÊN HÙNG
NHIKOLAY RUBTSOV
Một chiếc “lá rụng” giữa “quê hương bình yên”
NGUYÊN HÙNG
Nikolay
Rubtsov sinh ngày 03.01.1936 tại làng Emetsk tỉnh Arkhangelsk và bị
mồi côi từ bé. Chính mảnh đất này đã trao cho nhà thơ đề tài chủ đạo
suốt trong sự nghiệp sáng tác sau này của ông: cuộc sống nước Nga
"старинную русскую самобытность" Rubtsov nhập ngũ và phục vụ tại hạm
đội Biển Bắc sau đó làm công nhân ở Leningrad rồi trở thành sinh viên
Đại học Văn học mang tên Goocki ở Moskva.
More...
By NGUYÊN HÙNG
NGHE NHẠC NGA CÙNG BẢN DỊCH THƠ LỜI VIỆT
NGUYÊN HÙNG
Từ
nhiều năm nay những giai điệu Nga đã trở nên quen thuộc với những
người Việt Nam yêu nhạc. Các ca khúc và làn điệu dân ca của xứ bạch
dương vốn rất êm dịu thiết tha về nhạc lại càng trở nên quyến rũ và
làm đắm say lòng người bởi vốn ca từ đầy chất thơ.
Từng góp phần tạo thêm sức sống cho những bản tình ca vượt qua thời gian và không gian như "Cánh đồng Nga" "Chiều Matxcơva" "Đôi bờ" "Cây thùy dương" "Lòng mẹ" "Cuộc sống ơi ta mến yêu người" "Triệu bông hồng"…
và những làn điệu dân ca bất hủ như Kalinka Kachiusa Sông Volga…chính
là các bản dịch lời Việt mà các “nghệ sỹ Nga học” tiếng tăm như Trung
Kiên Qúy Dương…đã thực hiện.
Những năm gần đây đời sống âm nhạc
ở nuớc ta khá sôi động với các trào lưu “nhạc trẻ”. Dòng nhạc trữ tình
dường như ngày càng trở nên lép vế trước các làn sóng hip-hop và rock.
Trong bối cảnh đó các bài hát Nga vốn được nhiều thế hệ người Việt Nam
yêu thích cũng trở nên thưa vắng trên các sân khấu ca nhạc và trong các
chương trình văn nghệ của các phương tiện truyền thông.
More...